Hình ảnh hoạt động
Luận văn
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM CÔNG VIÊN CÂY XANH HUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Mã tài liệu: LVTC.000110
Tác giả: Đặng Hữu Hợp
Năm XB: 2014
Số trang: 113
Nội dung:

Đổi mới cơ chế quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Tại Kết luận số 37- TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị, Đảng ta đã thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ: “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”. Đây được coi là một trong những nhiệm vụ then chốt, góp phần hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Hơn 10 năm qua các đơn vị sự nghiệp công lập đã được giao quyền tự chủ về tài chính, ngày 16/01/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, tại văn bản này, bước đầu Nhà nước đã cho phép đổi mới cơ chế tài chính, trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Sau đó, ngày 25/4/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định 43) để thay thế cho Nghị định 10. Ngoài việc cho phép đổi mới cơ chế tài chính, trao quyền tự chủ tài chính như tại Nghị định 10 thì Nghị định 43 còn cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, và đặc biệt là tự chủ về biên chế.

Qua thực tế triển khai cho thấy việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43 là đúng hướng và đạt nhiều kết quả nổi bật. Cụ thể, đã từng bước giảm bớt sự can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập; tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của người lao động; tạo quyền tự chủ, chủ động cho đơn vị trong việc quản lý chi tiêu tài chính... Cùng với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội, những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành các chính sách nhằm từng bước đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời xây dựng chính sách ưu đãi thu hút các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; đa dạng hóa loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho xã hội, tạo điều kiện tốt hơn cho người dân, nhất là đối tượng chính sách, người nghèo, người sống ở các khu vực có điều kiện khó khăn, được thuận lợi hơn khi tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ công cơ bản.

Tuy nhiên trong thực tế tùy từng nơi, từng lúc việc tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập. Qua nghiên cứu tại Trung tâm Công Viên Cây Xanh Huế về việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 43, kết quả đạt được đã cho thấy tác dụng tích cực của cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp có thu công lập; bên cạnh đó việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính vẫn còn những vấn đề tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến mục tiêu của quá trình đổi mới.

Đọc toàn văn tài liệu tại Thư viện Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung




Tải tài liệu
Bản quyền Website thuộc về Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Địa chỉ: Tổ 10, KV 5, thôn Ngũ Tây, phường An Tây, TP. Huế
Điện thoại: 84.234.3836078 *Fax: 84.234.3884092
Email: vbahue@gmail.com
Ghi rõ nguồn khi sử dụng lại thông tin từ website này