Tác giả: Thích Nữ Tịnh Ánh (Hoàng Thảo Nhi)
Năm XB: 2017
Số trang: 50
Nội dung:
Sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn, chúng đệ tử Phật tùy vào căn cơ mà nƣơng theo những giáo lý thích hợp để tu tập, và theo thời gian, có nhiều tông phái với nhiều phƣơng pháp tu tập khác nhau đƣợc hình thành. Tông phái tuy nhiều, nhƣng chung quy lại cũng không ngoài mục đích khai mở trí tuệ, giúp chúng sanh nhận chân đƣợc sự khổ và con đƣờng diệt khổ. Thực tế cho thấy, trong những năm đầu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn, chánh pháp vẫn còn hƣng thịnh, hành giả tu tập đa phần “phƣớc nhiều, lậu hoặc ít” nên hành trì pháp gì cũng đạt đƣợc thành tựu, nhất là Thiền định. Đến thời kỳ tƣợng pháp, tâm trí con ngƣời tạp nhiễm nhiều, lậu hoặc phát sinh, những bậc đắc đạo ngày càng khan hiếm. Đến thời kỳ mạt pháp nhƣ hiện nay, chúng sanh đa phần tâm trí tạp loạn, phƣớc mỏng trí cạn, nếu chỉ dựa vào chính mình để tu tập thì khó thành tựu, do đó muốn tìm thấy hạnh phúc đích thực bằng con đƣờng tuệ giác của chƣ Phật không gì phù hợp hơn pháp môn “Trì danh niệm Phật” của Tịnh độ, một pháp tu đơn giản, dễ thành tựu, đầy đủ tự lực và tha lực để vƣợt qua bến bờ sanh tử. Pháp môn niệm Phật là một trong những phƣơng pháp hành trì căn bản, quen thuộc của tông Tịnh độ, đƣợc đa phần giới Phật tử Việt Nam từ xƣa đến nay áp dụng, hành trì. Nó quen thuộc đến mức, chỉ cần nhắc đến pháp môn này là ngƣời ta nghĩ ngay đến phƣơng pháp trì niệm hồng danh Đức Phật A-di-đà 1 , hoặc chƣ vị Bồtát. Đây là pháp môn tu tập quan trọng, lại dễ hành trì, thích hợp với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, và giúp mọi ngƣời có thể thực hành độc lập trong mọi hoàn cảnh, nhƣ một trợ duyên nhằm đánh thức Phật tính vốn có trong mỗi con ngƣời