Hình ảnh hoạt động
Luận văn khóa 7
VỊ TRÍ KINH QUAN VÔ LƯỢNG THỌ TRONG TỊNH ĐỘ TÔNG VIỆT NAM
Tác giả: Thích Khánh Hải (Nguyễn Quang Nam)
Năm XB: 2017
Số trang: 59
Nội dung:

h ngộ nhập Phật tri kiến”. Với tuệ giác, Ngài thấy căn tánh chúng sanh muôn ngàn sai khác, Ngài đã phương tiện khai mở tám vạn bốn ngàn pháp môn tu, thích hợp cho mọi trình độ căn tánh chúng sanh. Tất cả các pháp môn đều diệu dụng đưa con người đến chỗ thánh thiện, an lạc, giải thoát. Và, Pháp môn Tịnh độ là một trong muôn ngàn pháp môn ấy. Chúng sanh vào thời mạt pháp, cách Phật lâu xa, căn tánh hữu lậu sâu dày, phước mỏng huệ thô, năng lực tâm chí yếu kém thì pháp tu Tịnh độ là hợp nhất. Pháp môn này, ngoài sự nỗ lực tự thân, còn có sự gia trì lực của chư Phật và Thánh chúng, hợp thành năng lực kiên cố vững bền, đạt đến giải thoát giác ngộ. Như người không biết bơi, dùng thuyền để vượt qua sông dài biển rộng, như người mù được người mắt sáng dẫn dắt, nhất định sẽ đến đích... Đó là diệu dụng của pháp tu Tịnh độ. Pháp môn Tịnh độ truyền vào Việt Nam rất sớm, đồng hành cùng lịch sử đầy thăng trầm của dân tộc Việt. Với phương pháp tu tập giản đơn mà hiệu quả, pháp môn Tịnh độ dần thấm sâu vào lòng con người, trở thành niềm tin, chỗ dựa tinh thần và chiếm một vị trí quan trọng không thể đổi thay trong lòng người dân Việt. Hiểu được các giá trị lợi ích của giáo nghĩa Tịnh độ, với những kinh nghiệm tu tập của bản thân qua pháp môn này, người viết mạnh dạn chọn đề tài: “Vị trí kinh Quán Vô Lượng Thọ trong Tịnh độ tông Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế. Ý nghĩa đề tài: Khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ đề, trãi qua bốn mươi lăm năm thuyết pháp độ sanh, đức Phật đã tùy vào căn cơ chúng sanh mà phương tiện chỉ bày nhiều phương pháp tu tập, nhằm thích hợp cho từng chúng sanh, từng hoàn cảnh khác nhau. Chư Tổ sau này y cứ vào đây mà hình thành nhiều tông phái, mỗi tông phái có tông chỉ riêng, nội dung và phương cách tu tập có khác, nhưng mục đích không ngoài hướng dẫn chúng sanh đoạn trừ mọi phiền não, khổ đau đạt đến an vui giải thoát.




Tải tài liệu
Bản quyền Website thuộc về Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Địa chỉ: Tổ 10, KV 5, thôn Ngũ Tây, phường An Tây, TP. Huế
Điện thoại: 84.234.3836078 *Fax: 84.234.3884092
Email: vbahue@gmail.com
Ghi rõ nguồn khi sử dụng lại thông tin từ website này